Dell Precision 5550 hướng tới những đối tượng nào?
Là một chiếc máy trạm, mang một thiết kế mới, với hiệu năng cao, chiếc máy này phù hợp với những người cần một chiếc laptop mỏng nhẹ, nhưng có thể dùng để thiết kế đồ họa 3D, hay lập trình liên tục trong thời gian dài.
Một chiếc Mobile Workstation sang trọng
Thừa hưởng những gì tinh túy nhất từ chiếc XPS 9500, Dell Precision 5550 cũng được thiết kế với mặt nhôm được cắt CNC tinh xảo, chắc chắn. Khung máy vẫn hoàn toàn được gia cố bằng hợp kim magnesium chắc chắn, với mặt trên được phủ một lớp carbon fiber mịn màng, sang trọng. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ, mặt đáy máy giờ không còn là 1 mảng nhôm phẳng nữa, mà đã có thêm 2 miếng gờ để giữ cho cụm màn hình chắc chắn, tránh hiện tượng bị nứt gãy ở các phiên bản trước. Kích thước tổng thể cũng lớn hơn một chút, do máy được thiết kế phù hợp với màn hình tỉ lệ 16:10. Màu sắc của máy cũng có phần tối hơn người anh em XPS, tạo ra sự hài hòa.
Viền benzel trên chiếc Precision 5550 này được làm mỏng đều, theo thiết kế Infinity Edge. Bản lề vẫn được thiết kế liền khối, tuy nhiên được làm mỏng hơn, và tối ưu hơn ở khả năng tản nhiệt.
Chiếc máy trạm mạnh mẽ
Chiếc máy này sở hữu bộ vi xử lý Intel Comet Lake với hiệu năng cao, với đa dạng tùy chọn. Chiếc máy có tùy chọn CPU Xeon W 10885M, cho máy chạy bền bỉ những phần mềm tận dụng đến CPU trong thời gian dài. Hai tùy chọn Core i7 10875H và Core i9 10885H với 8 nhần 16 luồng xử lý, máy cho khả năng chạy rất nhanh và mượt các ứng dụng render nặng.
Máy còn có các tùy chọn card đồ họa là card đồ họa tích hợp UHD 630 và card rời Nvidia Quadro T1000 và T2000. Mặc dù sử dụng Nvidia Quadro T1000 và T2000 như thế hệ cũ, chiếc máy đã sử dụng chuẩn bộ nhớ ram GDDR6 mới nhất, cho băng thông nhanh hơn.
Máy trạm di động có tỉ lệ màn hình cực lạ
Máy được trang bị màn hình Full HD IPS với tỉ lệ màn hình 16:10 mới mẻ, cho khả năng hiện thị đầy đủ, rộng rãi. Tấm màn hình này có độ sáng 500 nits, với độ bao phủ 100% sRGB và 70% AdobeRGB.
Bên cạnh đó, Dell Precision 5550 cũng có tùy chọn màn hình 4K cảm ứng, với 100% AdobeRGB và 94% DCI-P3, phù hợp cho những công việc đồ họa chuyên nghiệp, cần một cấu hình màu sắc chính xác.
Hệ thống âm thanh sống động
Precision 5550 được trang bị 2 loa công suất 4W ở hai bên, với khe âm thanh được đặt ở hai bên cạnh mặt đáy. Tuy nhiên, để tối ưu hóa trải nghiệm âm thanh vòm, Dell đã bố trí 2 khe âm anh ở cạnh bên bàn phím, mang trải nghiệm âm thanh trung thực hài hòa, cùng với đó là công nghệ loa WaveMaxx Audio, mang lại sự trong trẻo khi thưởng thức âm thanh.
Bàn phím và Touchpad
Bên cạnh một thiết kế hoàn toàn mới, Dell cũng trang bị cho chiếc flagship của mình một bộ bàn phím kiểu mới, với phong cách cân bằng, hài hòa hơn. Máy có hành trình phím đủ sâu, keycap được làm mịn, phẳng. Nút nguồn được tích hợp thẳng vào nhưng tuy nhiên được làm cứng và cần nhấn với lực mạnh hơn nên rất khó bị nhầm. Bên cạnh đó, nút nguồn cũng kiêm luôn vai trò cảm biến vân tay một chạm siêu nhạy.
Touchpad được thiết kế vô cùng lớn, với bề mặt phủ kính mịn, cao cấp. Độ phản hồi của touchpad rất tốt, cử chỉ nhạy. Hai phím chuột tích hợp cho cảm giác bấm êm, đầm tay, tuy nhiên tiếng phát ra hơi to.
Hệ thống cổng kết nối
Đây vô tình là một điểm trừ cho chiếc máy này. Máy được trang bị 3 cổng USB Type C 3.2 Gen 2, tuy nhiên chỉ có 2 cổng cạnh trái máy là hỗ trợ Thunderbolt 3, còn cổng bên cạnh phải chỉ hỗ trợ Power Delivery và xuất hình. Máy vẫn giữ jack tai nghe 3.5mm combo và 1 khe thẻ nhớ SD truyền thống. Tuy nhiên, điều người dùng cần trên một chiếc máy trạm lại là hệ thống cổng kết nối đa dạng, dồi dào, nên có vẻ thay hết sang cổng USB C sẽ gây khó khăn một chút.
Dell Precision 5550 – Mobile Workstation độc đáo nhất?
Lần đầu tiên một chiếc máy trạm sở hữu một thiết kế tinh tế, đơn giản, nhưng lại vô cùng độc đáo. Bên cạnh đó Dell Precision 5550 còn có một hiệu năng mạnh mẽ, cùng màn hình tỉ lệ 16:10, tối ưu hoàn toàn khi làm việc, nhất là những công việc thiết kế. Tuy vậy, chính vì là một chiếc máy trạm di động, việc chỉ được trang bị USB Type C là một điểm trừ.
There are no reviews yet.